Câu hỏi về chuyển giá

Thứ tư - 13/01/2021 02:15
Trong quá trình hoạt động, có đôi khi chi nhánh này phát sinh thuế VAT phải nộp, chi nhánh khác thì luông trong tình trạng VAT cần được hoàn
Một DN có nhiều chi nhánh tại nhiều Tỉnh. Mỗi chi nhánh có khai nộp thuế riêng.
Trong quá trình hoạt động, có đôi khi chi nhánh này phát sinh thuế VAT phải nộp, chi nhánh khác thì luông trong tình trạng VAT cần được hoàn.
Để điều tiết thuế phải nộp tối ưu, DN thực hiện việc xuất bán tài sản cố định qua lại giữa các chi nhánh. Hỏi : DN làm như vậy có được cơ quan Thuế chấp nhận không ? Vì sao ?

Nói về chuyển giá chúng ta hay nghĩ ngay đến các công ty đa quốc gia có trụ sở trên nhiều nước khác nhau nhằm tránh nghĩa vụ thuế phải nộp. Luật Thuế Việt Nam cũng có những quy định nhằm quản lý việc này ở phạm vi trong nước. Việc chuyển giá có thể diễn ra giữa các công ty trong cùng tập đoàn, giữa công ty mẹ và công ty con, giữa công ty và các chi nhánh, giữa các bên liên quan...

Trường hợp mà tôi nêu ra ở đây lại có liên quan đến một khía cạnh khác mà tôi muốn anh chị chú ý và đưa ra 1 giải pháp cho việc này.

Về quy định của Thuế cho việc này là gì bạn Đỗ Danh đã nêu ra khá rõ rồi. Có ý kiến khác rất hay cho rằng chứng minh tính hợp lý là được.

Khi gặp trường hợp này tôi có hỏi cán bộ thuế ở chi nhánh mua tài sản nơi đang được thanh tra thuế: trường hợp này không ảnh hưởng đến tổng số thuế công ty đã nộp, việc chuyển tài sản này đã được chứng minh là có thật, tuy giảm số thuế VAT phải nộp tại chị nhánh mua tài sản nhưng công ty phát sinh số thuế phải nộp tương ứng tại chi nhánh bán tài sản. Vậy tại sao phải xuất toán và bị nộp thuế bổ sung, trong khi đó số thuế công ty đã nộp không thu lại được ?

Cán bộ Thuế đã trả lời rằng : biết là như vậy nhưng cơ chế quản lý thuế bây giờ là chỉ tiêu thu thuế giao cho từng tỉnh. Việc làm không đúng quy định này tuy không ảnh hưởng đến tổng số thuế phải nộp cho nhà nước, nhưng ảnh hưởng đến số thuế phải nộp của tỉnh, cho nên họ yêu cầu chỉnh. Công ty có thể điều chỉnh thuế phải nộp kỳ này cho chị nhánh bán tài sản.


Tình thần luật là vậy nhưng quy định là quy định, việc giải trình phải thoả mãn nhiều khía cạnh khác chứ không chỉ dựa vào tinh thần của Luật là gì.

Giải pháp của tôi lúc đó là thiết lập lại quy trình mua tài sản của cả công ty và tập đoàn. Tức khi lên kế hoạch mua sắm, lợi ích về thuế cần được cân nhắc trước khi quyết định đơn vị nào đứng tên mua tài sản.

Để tránh xuất hoá đơn chuyển tài sản cho chị nhánh thì có thể ký hợp đồng và xuất hoá đơn với tên của chi nhánh sử dụng luôn.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây