Tăng trưởng doanh thu & lợi nhuận bằng công thức 5 ways tiếp tục

Thứ tư - 13/01/2021 03:10
Tinh thần đội ngũ bán hàng và chỉ số lần mua hàng của một khách hàng và giá trị mua hàng trung bình 1 lần mua .
Tiếp theo bài viết trước - Vì sao doanh nghiệp khó đạt được sự tăng trưởng doanh thu & lợi nhuận bằng công thức 5 ways
Tinh thần đội ngũ bán hàng và chỉ số lần mua hàng của một khách hàng và giá trị mua hàng trung bình 1 lần mua .
Tiếp theo bài viết trước - Vì sao doanh nghiệp khó đạt được sự tăng trưởng doanh thu & lợi nhuận bằng công thức 5 ways
Có người cho rằng công thức 5 ways này phù hợp với giai đoạn thấp nhất của chu kỳ tăng trưởng. Ở đó , doanh nghiệp hàm chứa nhiều tiềm năng tăng trưởng doanh số qua việc thúc đầy động lực và cải thiện kỹ năng bán hàng. Việc này cần có một lộ trình đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì của các cấp quản lý, người dẫn dắt đội ngũ sales.
Có một lần tôi nghe một bạn nói về đội sales của công ty bạn ấy rõ ràng có khả năng tăng số cao hơn chỉ tiêu đề ra nhưng họ chỉ mang số về vừa đủ với chỉ tiêu . Cái này ai đã từng làm sales sẽ biết rõ lý do vì sao. Điều này cũng liên quan đến câu chuyện dài tập của ban kiểm toán nội bộ của các công ty trong việc kiểm soát doanh số ảo. Còn không thì họ chỉ cần cố gắng một chút để đủ thể hiện là “ tôi có cố gắng “ rồi thôi .
Thông thường , khi đạt tăng trưởng về chỉ tiêu khách hàng thì khó có chuyện họ cố tăng trưởng về giá trị trung bình đơn hàng mua cùng một lúc, vì làm như thế buộc họ phải nỗ lực rất nhiều. Họ hiểu rằng , sự nỗ lực đó sẽ dẫn đến nỗ lực cao hơn nữa vào lần sau do cơ chế tính chỉ tiêu doanh số là ngày càng cao, vì tăng trưởng cần sự nỗ lực không ngừng. Vì vậy cho nên họ có tâm lý “ để dành”, đề giảm áp lực cho mình . Có thể vì tâm lý này được khuyến khích và củng cố trong nghề sales cho nên để tăng trưởng đột phá là rất khó ngoại trừ khi người leader rất quyết tâm. Cho nên ai làm sales giỏi rất dễ tách ra làm ông chủ.
Chúng ta cũng hay bắt gặp hình ảnh một đội sales khi cam kết rất máu lửa 10, nhưng khi thực thi chỉ còn có 1,2 rồi giải thích lý do hoặc là lơ đi . Mục tiêu mong đợi thì tuốt trên cao nhưng hành động thì đi hướng về mục tiêu làn nhàng bên dưới . Cam kết vì buộc phải cam kết nhưng không có khả năng cam kết. Bởi vì cam kết là một việc vốn dĩ rất khó .
Tất cả những vấn đề nêu ra ở đây, là kế toán quản trị bạn có thể giúp cho các nhà quản trị thấy họ ở đâu trong số đó ?
Không phải tự nhiên mà Coca Cola cắt bỏ vị trí giám đốc MKT ( CMO ) thay bằng giám đốc tăng trưởng (CGO)

Không phải ngẫu nhiên mà các ông lớn trong ngành bán lẻ đều thành công nhờ công nghệ, công cụ giúp họ giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến con người .
Để tồn tại, các doanh nghiệp chắc chắn sẽ phải ứng dụng công nghệ vào quản lý, marketing & bán hàng. Ở đó, công nghệ giúp tự động hóa các công việc theo quy trình kết nối giữa hai mảng công việc này với nhau một cách sáng tạo.
Ở công ty nhỏ và vừa (thậm chí lớn cũng vậy) thường các bộ phận marketing không có chuyên nghiệp. Họ chỉ thuần là người đưa ra ý tưởng, giá cả , hoạch định và … hết . Thậm chí có nơi Sếp kiêm luôn Sales & Marketing .
Marketing & Sales có nhừng quy trình của mình nhưng chưa bao giờ nghĩ đến quy trình tương tác giữa 2 bộ phận.

Marketing chưa có đủ sự chủ động và khéo léo để thuyết phục bp sales phối hợp để gắn tiến trình marketing vào phương pháp bán hàng.

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nếu kế toán quản trị không hiều được quy trình liên quan đến 2 bộ phận này, không hiểu được nhân tố nào ảnh hưởng đến tăng trưởng như trên thì làm cách nào để phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp cho các báo cáo đo lường ?

Tất cả những vấn đề trên sẽ được giải quyết bằng chính các báo cáo phân tích hành động chiến lược của doanh nghiệp . Qua đó, bạn sẽ am hiểu sâu sắc doanh nghiệp của mình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây